Tổng đài | Đặt hàng Sỉ, Lẻ | Hỗ trợ kỹ thuật |
---|---|---|
Tổng đài & CSKH ĐT: 0866.207.877
| Đặt hàng ĐT: 0866.207.877Dự án ĐT: 090.994.0023
|
Hỗ trợ kỹ thuật ĐT: 1900.099.987 |
04-09-2019, 4:28 pm Lượt xem : 549
Công Nghệ Nhà thông minh là khái niệm đã có từ khá lâu, nay đang hứa hẹn sẽ nổi lên thành xu hướng chủ đạo, khi thế giới sắp sửa tiến vào kỷ nguyên Internet of Things, kết nối mọi thứ.
Các nhà sản xuất điện tử tiêu dùng đang đua nhau tung ra các dòng sản phẩm điện gia dụng với hy vọng nhà thông minh cuối cùng cũng trở thành nhu cầu chính yếu. Mục tiêu của việc tích hợp công nghệ mới vào các vật dụng trong nhà là nhằm giúp người dùng tối ưu hóa những tính năng vốn có của chúng, tiện thao tác và đem lại hiệu quả cao trong sử dụng. Các vật dụng chẳng những có khả năng hòa chung vào mạng thông minh gia đình để tự động hóa ngôi nhà mà còn cho phép bạn giám sát và điều khiển mọi thứ từ xa qua mạng Internet.
Nhờ sự phổ biến của smartphone và máy tính bảng, cùng với ứng dụng cho nhà thông minh ngày càng nhiều, xu hướng này có vẻ sắp thịnh hành. Tất nhiên chúng ta chưa thể mơ những ngôi nhà thông minh cao cấp như của Bill Gates sẽ trở nên phổ biến nay mai, nhưng với công nghệ hiện nay, việc tự động hóa từng phần hay toàn bộ ngôi nhà giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của con người không phải là một cái gì đó viển vông.
Thị trường nhà thông minh được kỳ vọng sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới. Công ty nghiên cứu Berg Insight (Thụy Điển) dự báo qui mô thị trường có thể đạt 9,5 tỷ USD vào năm 2015. Xu hướng này sẽ bùng nổ vào năm 2017 với qui mô lên tới 44 tỷ USD, theo hiệp hội di động GSMA.
Lâu nay, khi bạn vắng nhà, thỉnh thoảng vẫn gợn lên trong tâm trí một vài nghi vấn. Không biết mình đã tắt bếp nấu nước sôi chưa? Máy lạnh trong phòng đã tắt chưa? Bọn trẻ ở nhà đang học bài hay xem tivi?…
Với một ngôi nhà thông minh, bạn sẽ không còn phải lăn tăn lo nghĩ. Chỉ cần liếc mắt qua màn hình của chiếc smartphone luôn bên mình là bạn nhanh chóng nắm bắt đầy đủ tình hình ở nhà, dễ dàng giao tiếp và điều khiển các vật dụng nhờ tất cả cùng được kết nối chung vào một hệ thống nhà thông minh và nối với Internet. Hơn nữa, còn có thể tự động hóa các hoạt động trong nhà (nên trước đây thường gọi là nhà tự động) theo ngữ cảnh được lập trình trước, từ ánh sáng, nhiệt độ, an ninh bảo vệ, cho đến các hệ thống giải trí. Trong nhà thông minh, nhiều vật dụng có thể tương tác ăn ý với nhau để nâng cao mức tự động hóa của ngôi nhà.
Ví dụ về nhà thông minh lumi đơn giản như: đèn phòng khách bật sáng khi bạn mở cửa bước vào nhà; khi bạn rời nhà các thiết bị điện như máy lạnh, quạt, đèn, tivi sẽ tự động tắt. Tất nhiên một ngôi nhà thông minh bao gồm nhiều hệ thống phức tạp hơn, nhưng tất cả đều hoạt động thông qua nguyên tắc khá đơn giản, gồm các bộ thu nhận và phát tín hiệu. Các thiết bị điện gia dụng, hay đồ vật được nối với thiết bị điều khiển sử dụng điện năng, được trang bị các bộ thu. Những bộ thu này sẽ kích hoạt chuyển trạng thái thiết bị khi nhận được tín hiệu lệnh truyền đến từ bộ phát tích hợp trong một thiết bị điều khiển như công tắc hay một chiếc remote, cũng có thể là từ ứng dụng chạy trên máy tính bảng hay smartphone, thậm chí lệnh phát bằng cả giọng nói. Phương thức truyền tín hiệu có thể bằng dây dẫn hoặc không dây.
Bạn có thể bắt đầu với mảng chiếu sáng và sau đó bổ sung dần các thiết bị giám sát an ninh, an toàn cho ngôi nhà. Nếu có điều kiện về tài chính và muốn đầu tư bài bản để tận hưởng cuộc sống tiện nghi thoải mái, bạn sẽ cần tới chuyên gia giúp lên giải pháp tổng thể từ đầu, hình dung căn nhà sẽ hoạt động ra sao, khả năng nâng cấp về lâu dài. Việc lựa chọn công nghệ không dây chẳng những tiện cho triển khai hệ thống, ít ảnh hưởng nhất đến những bố trí hiện tại trong nhà, mà còn dễ dàng đáp ứng những nâng cấp về sau. Điều quan trọng là bạn chọn được đúng đối tác am hiểu công nghệ, thành thạo trong việc lắp đặt, bảo trì và nhanh chóng khắc phục sự cố nếu xảy ra.
>> Có thể bạn quan tâm: Nhà thông minh lumi - thương hiệu nhà thông minh được nhiều người tin tưởng