Tổng đài | Đặt hàng Sỉ, Lẻ | Hỗ trợ kỹ thuật |
---|---|---|
Tổng đài & CSKH ĐT: 0866.207.877
| Đặt hàng ĐT: 0866.207.877Dự án ĐT: 090.994.0023
|
Hỗ trợ kỹ thuật ĐT: 1900.099.987 |
02-10-2015, 11:01 am Lượt xem : 7288
CÁC THÔNG SỐ QUAN TRỌNG CỦA CAMERA
1. Camera Indoor, outdoor:
- Indoor: Camera đặt trong nhà, thường có kết cấu vỏ nhựa nên chọn các loại Dome , dạng hộp (trong ngân hàng) hay các loại ngụy trang.
- Outdoor: Camera đặt ngoài trời, thường có vỏ bằng kim loại rất chắc chắn nên chọn các loại thân tròn , robot , speed dome .
- Chú ý: Nếu camera của bạn dự định đặt ngoài trời thì nên chọn Camera outdoor để đảm bảo chịu đựng được các tác động bên ngoài như độ ẩm, thời tiết, bụi, hay các tác nhân phá hoại khác. Nếu lắp camera indoor ngoài trời phải có hộp bảo vệ chuyên dụng.
2. Độ phân giải: là mức độ sắc nét của hình ảnh
- CAMERA ANALOG: Người ta thường căn cứ theo giá trị “TV lines”. TV line càng cao, hình ảnh càng sắc nét và rõ ràng -> càng đẹp – > càng đắt tiền.
- CAMERA IP: Dùng đơn vị tính là Pixel (tập hợp các điểm ảnh, số điểm ảnh càng nhiều hình ảnh càng mịn, đẹp), số lượng Pixel càng lớn thì cho ảnh càng nét. Các camera IP thông thường hiện nay có độ phân giải từ 1.3MP – 3.0MP cá biệt có những camera có độ phân giải rất cao lên tới 5.0MP.
- Tương tự như camera IP các dòng camera công nghệ mới HD-TVI, AHD, HD-CVI cũng dùng Pixel làm đơn vị tính cho độ phân giải.
Hình ảnh minh họa chất lượng hình ảnh (khi phóng to, sát mặt đối tượng) tương ứng với các độ phân giải khác nhau.
3. Cảm biến hình ảnh:
- Cảm biến hình ảnh là bộ phận đầu tiên của camera tiếp nhận hình ảnh, các tín hiệu này sau đó trải qua 1 quá trình xử lý do phần mạch điện của camera và cuối cùng xuất ra hình ảnh ở dang analog (tín hiệu tương tự) mà chúng ta thấy được. Sensor (cảm biến) ví như đôi mắt của con người, 1 đôi mắt tốt sẽ nhìn thấy những hình ảnh đẹp, trong sáng, rõ ràng. Một đôi mắt không tốt sẽ nhìn thấy những hình ảnh lờ mờ, nhòe nhoẹt. Kích thước cảm biến càng lớn thì hình ảnh nhận được chất lượng càng cao.
- Hiện nay, các camera trên thị trường chủ yếu dùng cảm biến CCD, CMOS. Bên cạnh đó, một số hãng như Hikvision đã phát triển những loại cảm biến hình ảnh mới như DIS hoặc PICADIS, nâng cao chất lượng hình ảnh với chi phí hợp lý hơn.
4. Ống kính:
- Nếu sensor (cảm biến) quyết định việc nhìn thấy hình ảnh đẹp hay xấu thì ống kính lại quyết định việc nhìn thấy xa, gần, rộng, hẹp như thế nào. Ống kính, bản thân nó là 1 thấu kính. Và tiêu cự của ống kính quyết định việc nhìn thấy xa hay gần của ống kính đó. Tiêu cự càng lớn, tầm nhìn của camera càng xa nhưng góc nhìn của camera càng hẹp.
- Hình ở dưới minh họa rõ ảnh hưởng của tiêu cự ống kính tới góc nhìn và khoảng cách nhìn rõ của Camera.
5. Độ nhạy sáng (LUX):
- Cường độ ánh sáng là yếu tố quan trọng để có thể nhìn thấy hình ảnh cũng như đôi mắt của chúng ta, khó có thể thấy gì rõ ràng trong đêm tối. Với các camera cũng vậy.
- Cường độ ánh sáng nhỏ nhất, thường được tính bằng Lux. Lux là đơn vị dẫn xuất được tính cho công suất ánh sáng chiếu trên một diện tích 1m2. Thông số này cho chúng ta biết cường độ ánh sáng tối thiểu mà cảm biến ánh sáng của camera có thể nhận biết được màu sắc giữa các vật thể.
Ví dụ: Với trời tối đen, không có ánh sáng thì Lux = 0. Khi trời tối có ánh trăng, Lux = 0,01, với Camera có chỉ số Lux nhỏ hơn 0,01, ví dụ là 0,009, thì camera vẫn ghi nhận được hình ảnh màu. Còn với Camera có chỉ số Lux lớn hơn 0,01, ví dụ là 0,03 thì camera sẽ không ghi nhận được hình ảnh hoặc đèn hồng ngoại trên camera sẽ tự động bật (với các camera có hồng ngoại) và camera chỉ ghi nhận được hình ảnh đen trắng.
6. Tầm xa hồng ngoại (IR distances):
- Là khoảng cách mà camera có khả năng giám sát và hiển thị rõ hình ảnh vào ban đêm. (xem thêm hình minh họa tại mục 5)
Trong tại các vị trí lắp đặt thông thường (văn phòng, nhà ở), thì chỉ cần các camera có tầm xa hồng ngoại khoảng 10m là đủ.
Hiện nay, một số camera hồng ngoại của Hikvision có thể đạt tới tầm hồng ngoại từ 100-110m.
7. Khả năng hoạt động ngoài trời:
- Là những camera có khả năng để ngoài trời chịu mưa, bụi, và nắng mà ko cần vỏ che. Thông thường, các camera loại này hỗ trợ chuẩn IP66, IP68…
- Ngoài con còn có những camera có khả năng chống sương mù (Defog) ví dụ mục 9, chống va đập , chống sét, chống sốc điện.
8. Khả năng chống ngược sáng:
- Trong quá trình sử dụng, nhiều khi camera phải hướng ra những vị trí có ánh sáng mạnh hơn tại vị trí lắp đặt. Thông thường, những vùng có ánh sáng yếu hơn sẽ bị tối đi hoặc bị đen, giảm hiệu quả giám sát của camera. Các camera có nhiều kỹ thuật để chống ngược sáng:
- Tính năng HSBLC: Chức năng bù ngược sáng
- Tính năng BLC: tự động gia tăng các chi tiết trong vùng tối hơn của hình ảnh khi nguồn sáng chiếu từ phía sau nó làm mờ vật quan sát.
- Ví dụ BLC như trường hợp camera chụp hình người đứng giữa cửa sổ ngoài trời sáng nắng.
- HSBLC: Tự động bù & cân bằng ánh sáng.
- Như hình minh họa, tính năng này cho phép nhìn rõ biển số xe.
- WDR (Wide Dynamic Range): Chống ngược sáng
9. Khả năng tích hợp cảm biến báo động (có ngõ vào/ngõ ra báo động)
- Cho phép kích hoạt ngõ ra báo động khi phát hiện đối tượng chuyển động trong một vùng thuộc phạm vi quan sát.
10. Khả năng đàm thoại âm thanh (audio input, output):
- Có khả năng lắp thêm mic, loa, giúp người dùng nghe âm thanh tại nơi được giám sát cũng như phát tiếng nói qua loa.